Chia Se logo
Phật học
Thập Nhị Nhân Duyên
Mười hai nhơn duyên do sự tập lần mà có, nên gọi là nhơn duyên tập, tự nơi sự tấn hóa của mỗi người; kẻ bắt dưới đi lên, người bắt đầu trên đi xuống. Mười hai nhơn duyên ấy tức là một cái vòng tròn, hay cũng là một con đường dài đến Niết bàn, hay đến địa ngục cũng gọi chiếc thang mười hai nấc, để lên lầu cao, hay xuống hố thẩm, là sự còn mất, khổ vui của chúng sanh. 

VII 

Mười hai nhơn duyên, cũng ví như một đám rừng có mười hai cửa, như một bánh xe có mười hai cây căm, động một cây là động tất cả, vào một cửa là vào trọn trong rừng. Trong một nhơn duyên, sẳn chứa mười một nhơn duyên khác, dính nhau như dây xích liên hoàn, chúng sanh vừa chạm phải mắc, là đã bị quấn đeo. Thật vậy, chúng sanh khi đã vướng vào, thì mãi quanh quẩn xoay tròn chóng mặt không biết phương nào giải thóat, vĩnh kiếp không ngừng. Nhưng nếu may, mà nhờ sự biết thương yêu nhau, trong cảnh cùn khổ, đồng thời chung hiệp cùng nhau tìm xét học hỏi mới cắt đứt được xích xiềng, khai vẹt cửa ngục, thoát ra khỏi chết. 

Mười hai nhơn duyên tức là mười hai đạo, để tới Địa ngục, hoặc đến Thiên đừơng, hay vào trong cõi Phật. Cũng là mười hai địa ngục (ác), mười hai thiên đường (thiện), hay mười hai cõi Phật (huệ). Mười hai nhơn duyên của chúng sanh, tức là mười hai chứng bịnh, tật xấu, tánh mê, mà cũng do đó, mới có mười hai thứ thuốc hay, nết tốt, tánh giác. 

Chúng ta ai cũng có riêng một sở chấp, thói quen, trog mười hai nhơn duyên ấy. Vậy nên chúng ta muốn hết khổ luân hồi, thì tùy sự xét thấy mình ở cửa nào, hãy lui ra khỏi cửa đó, quay đầu lại là xong, chớ đừng mãi đi tới, và luồng tuông , dễ chịu khốn họa. Nắm lấy mười hai nhơn duyên đi tới, thì càng vọng đọng khổ sở, bằng buông tháo trở lại, thì càng chơn như vui sướng, miễn giác ngộ là thấy được đường. 

Thế mới biết rằng: Trí huệ là lưỡi gươm thần huơ múa phân tách ra và gom hiệp lại, để cắt đứt tuyệt các pháp khổ sầu, diệt trừ phiền não. Trí huệ cũng là lửa sáng, dẹp tan bóng tối vô minh cùng thiêu đốt cả cỏ, cây, người, thú, ma, trời, địa ngục. Cũng như chiếc cầu cao đưa ta qua biển ái, như cặp cánh để ta bay qua khỏi chuồng lồng, như đám mưa dẹp tan cát bụi như chiếc bè vớt kẻ chìm sâu, như mái nhà che ta mưa nắng. 

Trí huệ là bến bờ giác, cũng tức là cặp mắt sáng, của cuộc đi đường dài, cũng là mặt trời, mặt trăng của muôn loài, không có nó muôn loài khó sống; cái sống mà ai cũng muốn hết. Chính Niết bàn mới là cái sống chơn như, chắc thiệt, vĩnh viễn mà thôi, cái sống ấy như hột sen khô, cất để đời đời, khác hơn cái sống của chúng sanh, là hột còn non nớt. Có khi vì cảnh quá khổ điên của địa ngục dốt nát vô minh, mà hư rã như hột sình thúi; chớ như cái thân vỏ mộng này, còn mất có tiếc chi; người trí dùng nó, để che tạm cho cái hột kia mau già cứng vậy. 

Cái chết ai cũng sợ, nhưng thân chết không có mất, chớ cái biết chết là mất luôn, vậy cái biết của ta phải cho già cứng, đừng để non thúi sâu ăn. Cái khổ là con sâu, ác gian là chất thúi. Cái biết, cái sống, ta phải nuôi nó vĩnh viễn trường tồn, để sống một cách yên vui bình tĩnh. 

VIII 

THỨ LỚP CỦA NHƠN DUYÊN NƠI LOÀI NGƯỜI 

1.- Vô minh là địa ngục, tứ đại mới hiệp thành, cho đến khi một tuổi (chưa có biết sáng). 

2.- Hành là ngạ quỉ, cây cỏ, từ một tới sáu tuổi (chỉ có thọ cảm đói khác tham lam).

Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ


Polly po-cket