XtGem Forum catalog

Chia Se logo
Phật học
Thập Nhị Nhân Duyên
Thế mới biết rằng: Trần thế khói bụi mịt mờ, gó mưa lạnh lẽo, khổ chịu tự mình, khó than cùng chồng vợ, cha con, quyến thuộc, có miệng mà chẳng kêu cứu được với ai ai. 

VI 

Một đứa trẻ con ở trong bụng mẹ VÔ MINH, bị các sự HÀNH động bên ngoài, mà sanh thức biết, có thức mới tượng DANH SẮC , có danh sắc mới biến thành LỤC NHẬP mà chun ra ngoài. Lần lần ba tuổi có XÚC, lớn lên sáu tuổi có THỌ, mười hai tuổi mới có ÁI; ái của người nhỏ là trong sạch chơn chánh. Mười hai tuổi biết thương gia đình. Ba mươi tuổi biết thương xã hội. Bốn mươi tám tuổi biết thương cả chúng sanh. Ai tình quí báu cao thượng ấy, mà nẩy nở đúng như vậy, tức là bác ái đại đồng, từ bi vô lượng sẽ thành Phật. 

Người là lòng thươg yêu gia đình. Trời là lòng thương yêu xã hội. Phật là lòng thương xót cả chúng sanh. Các bậc ấy thẩy quên mình mà biết cho kẻ khác, nên muôn loại thảy kính vì. Trái lại vì lòng tư kỷ, tham vui mê muội, gây ái tình nhục dục, tức là đi xuống hố si ngây, đem mình chôn sâu trong địa ngục hắc ám, để chịu sự đau khổ không ngừng, lần hồi diệt tận, khó nỗi ngồi yên. Thế mới biết rằng: chữ ái là quí báu nhứt, mà cũng độc hại nhứt của chúng sanh. 

Từ vô minh đến tử, là con đường tấn hóa, từ địa ngục đến Niết bàn: từ khi chưa có, đến có vĩnh viễn, hay cũng là con đường bị cắt đứt giữa chừng, chúng sanh vừa tấn hóa, lại phải bị thụt lùi tan hoại. Sự cắt đứt ấy là lưỡi gươm ái hay gọi suối vàng, là chỗ chôn người. Cũng gọi chữ ái là tòa sen, hay cụm mây, chiếc xe, đưa chúng sanh mau về cõi Phật. 

Từ vô minh đến hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, là nữa chặng đường, nơi ấy chia hai nẻo: 

a) Ai chúng sanh, từ bi, bác ái, là đi tới thủ lấy, lấy sự thiện giúp đời; hữu có ích lợi, cho chúng sanh tấn hóa. Sanh sanh nẩy các pháp môn phương tiện của trí huệ độ người. Sau rốt đến tử là nhập diệt, chơn như, Niết bàn, hưu trí, tồn tại. 

b) Ai tình dục thì quẹo bên trái, mà đến thủ là lấy, lấy sự ác, hữu là có, có cái nghiệp vô ích tội lỗi. Sanh là sanh mưu sâu kế độc, quả báu dẫy đầy, đến nổi khi tử chết, phải khổ điên cùng tiêu diệt. 

Vậy muốn dứt luân hồi khổ hắc ám, thì chúng ta phải học, tầm tòi quán xét cho rõ nhơn duyên, dùng trí huệ ấy cắt đứt ái dục tình, đi ngay nẻo phải, xua ánh sáng, dẹp bóng vô minh, phá tan hành ác; để cho cái thức được tỉnh táo, đi theo bát chánh đạo hưởng yên vui thiệt thọ. 

Trí huệ thì hành thiện, thức thiện, danh sắc thiện, lục nhập thiện, xúc thiện, thọ thiện, ái thiện, thủ thiện, hữu thiện, sanh thiện, tử thiện là Niết bàn. 

Còn vô minh là hành ác, thức ác, dah sắc ác, lục nhập ác, xúc ác, thọ ác, ái ác, thủ ác, hữu ác, sanh ác, tử ác là luân hồi hay tiêu diệt. 

Khởi đầu tại vô minh hay trí huệ, rồi thì nó kéo dài mãi mãi, một trong hai đường. Vậy trí huệ là sự hiểu trắng, sáng suốt. Trí huệ thì không có hành, không hành đâu có thức, không thức đâu có danh sắc, không danh sắc đâu có lục nhập, không lục nhập đâu có xúc, không xúc đâu có thọ, không thọ đâu có ái, không ái đâu có thủ, không thủ đâu có hữu, không hữu đâu có sanh, không sanh đâu có tử, không tử đâu có vô minh luân hồi khổ. 

Lại nữa chúng sanh từ khi đã có biết rồi, vì sợ tử mới tham sanh, muốn sanh phải chấp hữu, giữ ữu là phải thủ, lấy thủ là phải ái, muốn ái phải thọ, muốn thọ phải xúc, muốn xúc phải lục nhập, muốn lục nhập phải nương danh sắc, muốn có danh sắc phải tập thức, muốn có thức phải hành, muốn có hành phải vô minh, giả bộ mắt ngơ tai điếc, làm tuồng ngu dại dốt nát ngây khờ, không cần đen trắng miễn sống tạm qua ngày, no bụng sướng miệng thì thôi, chẳng phân chia phải quấy, làm như sâu mọt đục phá cây trần.

Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ