Duck hunt

Chia Se logo
Phật học
Đạo Phật Và Tuổi Trẻ
Tuy thế, các bạn trẻ không nên ỷ lại cả vào phụ huynh, vào giáo sư, mà phải tin tưởng vào phần tự lực, tự trau dồi trí tuệ cho mình. Ðành rằng nhờ sự chỉ dạy của cha mẹ, sự hướng dẫn của giáo sư, nhưng phải cộng thêm sức cố gắng của mình mới có kết quả. Nếu vô phúc cho một số các bạn nào, sớm không được sự chỉ dạy của cha mẹ, và gần gũi thầy bạn, các bạn phải cố gắng gấp bội lần hơn, để tự trau dồi trí tuệ cho mình.

Chúng ta đã biết, có xác thịt mà không có trí tuệ thì ấy chỉ là một khối da thịt biết ăn, biết mặc mà thôi. Người không trí tuệ khác nào kẻ lạc lõng trong rừng đêm không trăng sao, không đèn đuốc, còn gì đau khổ bằng! Phật dạy: "Nỗi khổ bị thiêu đốt ở địa ngục, nỗi khổ con lạc đà chở nặng, nỗi khổ đói khát của loài quỉ đói chưa gọi là khổ, ngu si không biết lối đi mới thật là khổ."

Lẽ đương nhiên muốn thoát khổ, chúng ta cần phải có trí tuệ. Nhưng trí tuệ thế nào mới thoát khổ được? Đây là điểm quan trọng trong bài này.

Bởi vì có lắm người khôn ngoan mà gian trá, xảo quyệt, họ lợi dụng trí sáng suốt của họ để lừa người, bịp chúng, nên càng khôn ngoan càng gây đau khổ cho chính họ và tang tóc cho mọi người. Như Tào Tháo ở Trung Hoa thời xưa, sự gian hùng của y đã làm cho bao nhiêu người thời ấy phải điêu linh tang tóc. Trên lịch sử hiện đại còn biết bao nhiêu kẻ như thế và hơn thế nữa. Một khi lừa bịp được người, họ càng hăng hái tự đắc mà quên cả tội lỗi đã gây. Nên có câu: "Có học thức không có đạo đức là người ác..." Những kẻ như thế, ai dám bảo họ là ngu? Nhất định họ là người có trí, nhưng là "TRÍ ÐIÊU NGOA".

Lại một hạng người khôn nữa, họ thông minh lắm, học rộng nhớ nhiều, họ tưởng như trí thông minh của họ không còn ai bì kịp, do đó đâm ra tâm khinh người ngạo vật. Những người ấy coi trời đất bằng nắm tay, toàn cả người trong xã hội bằng cây kim. Họ khinh tất cả và xem thường tất cả. Ði đâu họ cũng mang theo cây cờ ngã mạn, gần ai họ chỉ gây sự bực tức cho người. Nếu ai gắng gượng giới thiệu với họ: "Ông kia tài giỏi, người nọ đức cao...", thì chỉ nhọc một phen bĩu môi của họ mà thôi. Hạng người này không tài nào khuyên dứt họ được, như hòn đá cứng khó mong xông ướp được mùi thơm. Nhà văn Cao Bá Quát điển hình cho nhóm người này, kết cục đời ông chỉ là:

"Ba hồi trống giục mồ cha kiếp,  

Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời!" 

Trí ấy gọi là " TRÍ KIÊU MẠN".  

Trí điêu ngoa, trí kiêu mạn nguy hiểm dường ấy, tại sao người ta lại hun đúc nên nó? Ðiều này bởi nhiều lẽ:

* Trước nhất là phụ huynh, phụ huynh chỉ muốn con em khôn ngoan, mà không giản trạch cái khôn ngoan chân chánh, cái khôn ngoan tà ngụy. Cứ dồn hết vào đầu óc non nớt ấy tất cả cái khôn ngoan ở thế gian, tưởng thế là thỏa mãn nhu cầu của tuổi trẻ và sẽ trở nên hay. Ðâu ngờ đó là lối đầu độc trẻ con trong lúc trí óc rất vô tư không biết chọn lựa. Như người kia cứ dồn cả thức ăn vào dạ dày khi nghe nó đòi hỏi, mà không phân biệt thức ngon, dở, lành, độc, kết quả rồi ôm bụng kêu đau.

Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ