80s toys - Atari. I still have

Chia Se logo
Phật học
Đạo Phật Và Tuổi Trẻ
* Kế là thầy. Ông thầy không phải là cái máy phát thanh, cứ phóng hết những điều mình đã thâu một cách vô tư, để mặc thính giả hiểu sao cũng được. Thính giả của các ông là nhóm tuổi trẻ măng tơ đang bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa đời, như khách bộ hành chưa thuộc đường, đang ngỡ ngàng đứng trước ngã tư, kẻ hướng dẫn có bổn phận giải thích và hướng dẫn cho đến đích. Nếu để cho khách mặc ý chọn đường thì làm sao bảo đảm được con đường chính đại.

* Rốt sau là xã hội. Người trong xã hội phức tạp, nào tốt, nào xấu, nào lành, nào dữ v.v... Những gương tốt lành lại hiếm, mà gương xấu dở lại nhiều. Như trăm màu ngàn sắc vận hành trước mặt gương thì lạ gì phản ảnh trung thành của mặt gương có trăm màu sắc. Ðầu óc của thiếu niên bị hun đúc bởi những tập quán, tư tưởng, hành động của người trong xã hội, nên rồi họ trưởng thành theo cái đà ấy - đà điêu ngoa, ngã mạn - rất dễ dàng hư hỏng.

Nói thế, không phải là đổ trút mọi tội lỗi cho phụ huynh, thầy, người trong xã hội, mà các bạn trẻ phải nhận lấy trách nhiệm quan trọng hơn cả. Giả sử phụ huynh, thầy, bạn, người trong xã hội rất vô tư đối với sự giáo dục các bạn, nhưng cũng tùy thuộc tính tình của các bạn mà hấp thụ điều hay, điều dở. Ví dụ: thằng Nhân, thằng Tợn ngồi nghe ông cụ kể chuyện cổ tích "ông Thiện ông Ác".Trong khi nghe, thằng Nhân yêu chuộng hành động của ông Thiện, trái lại thằng Tợn thích việc làm của ông Ác. Và sau khi nghe, những hành động ấy vẫn còn lảng vảng trong tâm não hai đứa trẻ. Như vậy, hai quan niệm sai biệt ấy lỗi tại ai? Lại một thí dụ nữa: "Thằng Ái và thằng Bạo cùng đứng xem đứa trẻ mục đồng bắn chim. Khi thấy chim bị trúng đạn, Bạo vỗ tay reo cười, ngược lại Ái bùi ngùi thương hại." Ấy cũng cùng xem một hành động mà hai đứa bé có cảm xúc khác nhau, lý do tại đâu? Nếu không phải ảnh hưởng tánh tình là gì? Do đó sự hư hỏng của các em thiếu niên ngày mai, các bạn phải chịu trách nhiệm một phần lớn, nếu không nói là tất cả.

Ðấy là tướng trạng và lý do của trí điêu ngoa, trí kiêu mạn, còn phần trí tuệ chân chánh là thế nào?

Người có trí tuệ thì biết phân biệt lẽ chánh tà, biết nhận định việc phải quấy và biết tôn sùng điều thiện, khinh chê điều ác. Trí phân biệt ấy sẽ đưa ta xa tà gần chánh, bỏ ác theo lành, sửa quấy thành phải. Nó là động cơ thúc đẩy con người từ hạng phàm phu tiến lên quả vị Hiền Thánh. Nhờ trí này, người ta kiên quyết tìm phương pháp giải khổ cho mình và quả cảm cứu giúp mọi người. Sự phát minh của các nhà khoa học, sự hy sinh cứu đời của các đức giáo chủ đều do trí tuệ làm động cơ.

Trí tuệ có công dụng chiếu tan những mây mờ giả ảo, bày tỏ chân tướng của vạn vật ở giữa cuộc đời này. Như ngọn đèn sáng soi vào nhà tối, các vật trong nhà đều hiện bày tỏ rõ. Nó cũng đủ công năng đưa người thoát vòng đau khổ. Cho nên Phật dạy: "Trí tuệ là con thuyền đưa người qua bể khổ, là thứ lương dược chữa lành mọi căn bệnh của chúng sanh, là chiếc búa bén chặt gãy cây phiền não, là ngọn đèn sáng chiếu tan tất cả tối tăm." Nhờ trí tuệ người ta mới thấu đạt chân lý, trở thành bậc giác ngộ.

Các bạn trẻ! Xin lỗi các bạn, có khi nào các bạn muốn người ta gọi mình bằng thằng "lưu manh" hay đứa "xảo quyệt" chăng? Chắc hẳn là không. Các bạn có muốn người ta mến mình như vị Hiền, quí mình như ông Thánh chăng? Chắc là có. Vậy là các bạn ghét "trí điêu ngoa", "trí kiêu mạn" lắm rồi; các bạn đều tỏ ra yêu chuộng "trí tuệ".

Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ