1. Định Nghĩa
Nghiệp: Tiếng Phạn là Karma, Trung Hoa dịch là “tạo tác” nghĩa là những hành động của thân, miệng, có chủ ý tạo nên sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh.
2. Một số loại nghiệp cơ bản
- Thiện nghiệp: các nghiệp tốt lành. Ví dụ: phóng sanh, bố thí,…
- Ác nghiệp: các nghiệp xấu ác. Ví dụ: sát sanh, trộm cắp,…
- Cộng nghiệp: nghiệp chung của một số người, một dân tộc, một quốc gia.
- Biệt nghiệp: nghiệp riêng của từng người mà người khác không chịu chung hoàn cảnh đó.
- Định nghiệp: các nghiệp nhất định sẽ đưa đến kết quả.
- Bất định nghiệp: các nghiệp không dẫn đến kết quả, hoặc thời gian hình thành quả không ổn định.
3. Sức mạnh của nghiệp
- Sức mạnh của nghiệp được thể hiện qua: tích lũy nghiệp, tập quán nghiệp, cực trọng nghiệp và cận tử nghiệp.
- Tích luỹ nghiệp: nghiệp được chất chứa từ nhiều kiếp.
- Tập quán nghiệp: nghiệp hình thành do thói quen, tạo nên cá tính đặc thù của mỗi người.
- Cực trọng nghiệp (vô gián nghiệp): nghiệp tạo do phạm những tội cực ác, như phạm tội ngũ nghịch.
- Cận tử nghiệp: nghiệp tạo ra khi sắp lâm chung (sắp chết). Nó có sức mạnh chi phối trong việc dẫn dắt đi đầu thai.
4. Quả báo của nghiệp
- Hiện báo: Tạo nhân trong đời này đưa đến quả báo ngay trong hiện tại.
- Sanh báo: Nghiệp nhân tạo từ đời trước, đến đời này thọ quả báo; hoặc tạo đời này, đến đời kế tiếp thọ quả báo.
- Hậu báo: Nghĩa là tạo nhân trong đời này đến nhiều đời sau mới thọ quả báo.
5. Lợi ích của việc ứng dụng giáo lý nghiệp báo
- Tin tưởng vào giáo lý Nghiệp báo sẽ không bị phiền não khi thọ nhận nghiệp xấu.
- Con người làm chủ được vận mệnh của mình và tự do lựa chọn đời sống theo ý muốn.
- Hiểu giáo lý Nghiệp, ta tu tập bằng cách chuyển hóa hành động, lời nói và ý nghĩ cho tốt hơn.
6. Kết Luận
- Giáo lý nghiệp giúp chúng ta bình tĩnh, sáng suốt nhận lấy trách nhiệm của mình. Từ đó, ta luôn thận trọng trong từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói và ý nghĩ.
- Giáo lý nghiệp báo giúp nhân sinh có cách nhìn khách quan về cuộc đời, xây dựng nếp sống gia đình hạnh phúc, xã hội công bằng, thế giới hoà bình văn minh và thịnh vượng.