1. Phật Thích Ca Mâu Ni
- Thích Ca: Trung Hoa dịch là Năng Nhơn, Mâu Ni là Tịch Mặc. Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn an tĩnh, vắng lặng.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra Đạo Phật, Ngài được thờ ngay giữa Chánh Điện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già với tay phải cầm hoa sen đưa lên.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
2. Phật A Di Đà
- A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được.
- Ta thường thấy hình tượng Phật A Di Đà đứng trên tòa sen, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh.
- Các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải là Bồ tát Quán Thế Âm, bên trái Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí. Đây gọi là Tây Phương Tam Thánh.
- Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện để tiếp dẫn chúng sanh về nước Cực Lạc.
3. Phật Di Lặc
- Di Lặc hay Di Lạc, tức vui vẻ và hoan hỷ, Ngài là vị Phật ở đời tương lai.
- Tượng Phật Di Lặc mập mạp, bụng to, miệng cười rất tươi. Bụng to là chỉ cho sự bao dung rộng lượng, miệng cười là chỉ cho lòng hỷ xả, không vướng mắc.
- Có nơi thờ tượng Phật Di Lặc có thêm sáu chú tiểu bám ở quanh mình, biểu trưng sáu căn của một con người.
Nam Mô Di Lặc Hội Thượng Phật Bồ Tát
4. Bồ Tát Quán Thế Âm
- Quán là quán sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ Tát Quán (Quan) Thế Âm là vị Bồ Tát quán sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để kịp thời cứu giúp họ thoát khổ.
- Tay phải Ngài cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình nước Cam Lồ để tưới mát chúng sanh, trên đỉnh đầu có hình Đức Phật A Di Đà.
- Có rất nhiều hình tượng Quán Thế Âm như: Quan Âm Lộ Thiên, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,…
- Ngài thương chúng sanh như mẹ thương con nên người ta thường tạc tượng Ngài mang hình dáng người nữ. Có nơi gọi Ngài là Mẹ Hiền Quán Thế Âm.
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
5. Bồ Tát Đại Thế Chí:
Vị Bồ Tát mang nguyện lực và ý chí lớn, tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tịnh Độ.
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
6. Bồ tát Địa Tạng:
- Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa; tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật.
- Ngài mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lô, tay phải cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm viên minh châu.
- Ngài thường được thờ trong Chánh Điện bên phải Đức Phật Thích Ca, hoặc nơi nhà thờ các vong linh.
- Hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là: độ hết chúng sanh trong Địa Ngục thành Phật thì Ngài mới chứng quả Vô Thượng Bồ Đề.
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
7. Các hình tượng Phật – Bồ Tát khác
- Phật Dược Sư:
Vị Phật ban thuốc trị bệnh thân và bệnh tâm cho chúng sanh.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật
- Phật Mẫu Chuẩn Đề:
Vị Phật thương chúng sanh như mẹ thương con. Ngài thường có hình tượng 4 tay, 6 tay, 12 tay, 18 tay,…
Nam Mô Chuẩn Đề Vương Bồ Tát
- Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn:
Vị Bồ Tát có ngàn mắt để nhìn hết nỗi khổ chúng sanh, có ngàn tay để cứu vớt chúng sanh khỏi biển khổ.
Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni
- Bồ tát Văn Thù Sư Lợi:
Vị Bồ Tát có trí tuệ siêu việt.
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
- Bồ Tát Phổ Hiền:
Vị Bồ Tát phát mười hạnh nguyện lớn để độ chúng sanh.
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát
Lời của Admin: Các bạn có thể tải về xem, không nên cài hình nền, màn hình riêng... (rồi quên bỏ túi áo, quần) sẽ có tội.
Chuyển hướng