Snack's 1967

Chia Se logo
Phật học
Linh Khuyển Thiện Thính
Trong những bức tranh và tượng của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, chúng ta thường thấy dưới chân ngài phủ phục một con linh khuyển. Con vật này có một nô bộc trung thành, vừa là con vật để Ðịa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trong suốt cuộc hành trình phổ độ chúng sinh. Con linh khuyển này có hai chiếc tai rất lợi hại, một chiếc có thể nghe đươc pháp âm của thập phương chư phật, một chiếc kia thì lại có thể nghe được những lời than khổ của thập vạn chúng sinh. Vì vậy mà trong những bức tranh vẽ về Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, chú chó Thiện Thính này có một tai vểnh lên, và một tai kia thì cụp xuống, trông rất ngộ nghĩnh, nhưng lại không mất phần linh hoạt của một con vật thông minh.
Tôi đối với chú linh khuyển Thiện Thính này có rấùt nhiều sự thân thiện, ở chổ là lúc nhỏ nhà tôi cũng có nuôi một con chó có một chiếc tai vểnh lên và tai kia thì cụp xuống. Tuy rằng giống chó ta không đẹp, không qúi va dĩ nhiên lá không sang như những con chó nhà giàu ngọai quốc, thế nhưng nó khiến cho người ta có một cái cảm giác thân thiện hơn.
Những pháp tướng của Ðịa Tạng Vương BồTát trước thời nhà Ðường không ghi nhận sự có mặt của con chó trung thành này, chỉ từ khi thái tử Kim Kiều Giác của nước Tân La (miền trung bộ của nước Cao Ly, tức Ðại Hàn bây giờ) sang Trung Quốc xuất gia thì sự tích của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát mới được truyền tụng nhiều hơn va hình ảnh của vị Bồ Tát này cũng từ đó có nhiều màu sắc sống động hơn.
Thái tử Kim Kiều Giác của Tân La Quốc là một người hâm mộ Phật Pháp từ nhỏ. Năm 24 tuổi, ông bỏ cả ngai vàng thệ nguyện xuất gia, lấy pháp hiệu là Ðịa Tạng . Vì hâm mộ sự phát triển Phật Pháp tại Trung Quốc lúc bấy giờ cho nên vào năm Ðường Trinh Quan thứ tư, ông dẫn con chó thương yêu tên là Thiện Thính lặn lội từ Cao Ly vào Trung Quốc học đạo. Tỳkheo Ðịa Tạng vân du nhiều nơi ở Trung Quốc, cuối cùngkhi đến núi Cửu Hoa tại tỉnh An Huy thì chịu phong cảnh và địa thế ở nơi đó nên đã cất một túp lều tranh để tu hành. Trong thời gian tu khổ hạnh tại đó, chú chó Thiện Thính luôn là một người bạn trung thành túc trực bên mình của ông.
Sau đó, có một vị trưởng giả lên núi du ngoạn và phát hiện được tỳ kheo Ðịa Tạng. Ôâng ta đã phát nhuyện cất một ngôi thiền viện để cúng dường. Lúc đó tại địa phương đó có một nhà phú thương tên là Văn Các Lão cũng đã đóng góp rất nhiều tiền của trong việc kiến trúc thiền viện. Văn Các Lão đến hỏi tỳkheo Ðịa Tạng cần bao nhiêu đất để ông ta đứng ra lo liệu để mua. TỳKheo Ðịa Tạng trả lời là chỉ cần miếng đất che phủ bởi tấm cà sa của ông là đủ, thế nhưng khi ông giũ chiếc cà sa ra thì chiếc áo nhiệm mầu đã phủ nguyên một ngọn núi Cửu Hoa. Văn Các Lão là một người rộng rãi, ông đã giữ lời hứa cúng nguyên một ngọn núi cho chùa này, ông lại còn khuyên người con trai xuất gia theo Ðịa Tạng, lấy đạo hiệu là Ðạo Minh. Vì vậy mà sau này trong những pháp tượng của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, người ta thường thấy, một là đại hộ pháp Văn Các Lão, và vị kia chính là Ðạo Minh, con trai của ông.
Trong thời gian tu luyện tại núi Cửu Hoa, tỳ kheo Ðịa Tạng có nhiều truyền thuyết về thần thông đã được lưu truyền trong nhân gian, vì vậy mà hầu như ai cũng tin rằng tỳ kheo Ðịa Tạng chính là hóa thân của Ðia Tạng Vương Bồ Tát xuất thế để cứu khổvà độ trì chúng sinh. Hiện nay, Cửu Hoa Sơn đương nhiên trở thành đạo tràng của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát (chú thích 1)
Tỳ kheo Ðịa Tạng tổng cộng trụ trì 75 năm tại núi Cửu Hoa và thọ đến 99 tuổi. Suốt thời gian tu luyện ngài không có trở về nước. Ôâng nhập Niết Bàn vào ngày 30 tháng 7 năm Ðường Khai Nguyên thứ 26. Tọa quan (chú thích 2) ba năm, đến khi khai quan thì dung mạo ông vẫn y hệt như người sống. Tay chân ông hãy còn mềm dẻo và có thể di chuyển được. Mãi cho đến ngày nay, nhục thân của tỳ kheo Ðịa Tạng vẫn còn được cung phụng tại Cửu Hoa Sơn cho thiện tín chiêm ngưỡng.
Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ