Pháp sư Ðỗ Thuận, sư tổ của tông Hoa Nghiêm ở Trung Hoa có nuôi một chú đệ tử thân cận rất lâu. Một hôm chú thị giả này xin phép ngài đi núi Ngũ Hành để đảnh lễ đức Văn Thù, vì nghe đâu Bồ Tát thường hiện thân chốn đó. Ngài Ðỗ Thuận không bằng lòng và đọc bài kệ:
Du tử mạn ba ba
Ðài sơn lễ thổ pha
Văn Thù chỉ giá thị
Hà xứ mích Di Ðà
Tạm dịch:
Những chàng du tử lênh đênh
Ðến Ðài sơn lễ những ghềnh đất thô
Di Ðà tìm ở chốn mô?
Văn Thù kề cận hồ đồ không nghe.
... Chú đệ tử vẫn ra đi. Băng ngàn vượt suối một thời gian mới đến núi Ngũ Ðài. Chú tha thiết đảnh lễ cầu mong được thấy hóa thân của Bồ Tát. Lòng thành được đáp ứng, một ông già hiện ra bảo chú:
- Ðức Văn Thù nay ở núi Chung Nam, tên ngài là Ðỗ Thuận.
Chú thị giả hối hả quay về. Ðến cố hương, ngài Ðỗ Thuận đã viên tịch.
Lời bàn:
Em thân mến,
Chỉ cần giản dị một chút thôi là chúng ta có thể gặp không biết cơ man nào là thiện hữu tri thức trên khắp nẻo đường đời. Ngược lại, chỉ cần một tí ti kiêu mạn thì dù ở kề cận bên Phật và Bồ Tát, chúng ta vẫn lâm vào tình trạng "Vô duyên đối diện bất tương phùng" như chú thị giả trên đây.
Là khách buông câu từ thuở trước.
Bổng cạo râu tóc khoác cà sa.
Trong ngôi Phật tổ mời chẳng ở.
Ðêm về như trước ngủ bờ lau.
Như trước ngủ bờ lau
Có ai chung được?
Trăng sáng đầy thuyền không chỗ hỏi.
Ðôi ba tiếng vọng cò bể kêu.
T.S. Thủ Ðoan