Snack's 1967
Chia Se logo
Phật học
Sám Hối
1. Định Nghĩa

Sám là ăn năn lỗi trước, Hối là chừa bỏ lỗi sau. Sám hối nghĩa là dứt trừ lỗi trước đã phạm, không cho lỗi lầm sau phát sinh.

2. Mục đích sám hối

- Là con người không ai mà không phạm lỗi, vì thế họ thường bị dằn vặt, đau khổ, ray rứt bởi những lỗi lầm đã gây ra. Sám hối để tiêu trừ và ngăn ngừa tội lỗi.

- Sám hối để chuyển hóa nghiệp lực, phát triển các hạnh lành. Do đó, chúng ta không nên sám hối lấy lệ, mà phải đem hết lòng thành mà sám hối.

- Thực hiện pháp sám hối đúng nghĩa sẽ giúp chúng ta giảm bớt và tránh được những khổ não, nghiệp chướng của bản thân.

Chiase.wapsite.me samhoi 01

3. Cách thức Sám hối

Sám hối gồm có 4 cách sau đây:

- Tác pháp Sám hối: tức là đối trước chư Tăng thành tâm bày tỏ lỗi lầm của mình và nguyện không tái phạm.

- Thủ tướng Sám hối: đây là phép sám hối quán tưởng. Nghĩa là đối trước tượng Phật, Bồ tát tự ăn năn lỗi lầm, cho đến khi nào thấy tướng tốt như: thấy Phật, Bồ tát xoa đầu, thấy hoa sen báu,…

- Hồng danh Sám hối: nghĩa là xưng tán và đảnh lễ hồng danh chư Phật, Bồ tát. Pháp sám hối này có nhiều cách: lạy Ngũ Bách Danh, lạy Tam thiên Phật, lạy Vạn Phật,… Thông thường chúng ta dùng pháp 108 lạy để sám hối, tượng trưng cho việc diệt trừ 108 phiền não.

- Vô sanh Sám hối: Pháp sám hối này có 2 cách:

+ Quán tâm vô sanh: quán tội lỗi từ tâm sanh, cũng từ tâm diệt. Nếu tâm trống không thì tội lỗi cũng không còn.

+ Quán pháp vô sanh: Quán thật tướng của các pháp vốn không sanh diệt. Khi nhận được thật tướng thì giả tướng sẽ không còn, từ đó tội lỗi kia cũng tiêu diệt.

4. Kết Luận

Đức Phật dạy hai hạng người cao quý nhất, một là người chưa từng phạm lỗi, hai là người có lỗi mà biết ăn năn sám hối. Phàm là người đệ tử Phật, phải biết ăn năn sám hối khi phạm lỗi lầm để cuộc sống được nhẹ nhàng và an lạc hơn.
Chuyển hướng
Lên trên
Phật học
Trang chủ