Ring ring
Chia Se logo
Phật học
Truyện thứ II



Văn Đế

Tên thật là Hằng, con người vợ thứ của Hán Cao Tổ Lưu Bang em cùng cha khác mẹ với vua Huệ Đế. Vì người vợ cả của Hán Cao Tổ có tính hay ghen dữ tợn và sợ con của người vợ thứ sau này dành ngôi, nên không muốn cho Hằng và mẹ là Bạc Hậu ở triều. Theo lời đề nghị của đình thần, vua Hán Cao Tổ liền phong cho Hằng chức Đại Vương ở đất Đại. Hằng tính tình hiếu thuận được triều thần nhà Hán cũng như thần dân đều mến phục. Sau khi anh là vua Huệ Đế mất, không con nối nghiệp, các quan liền ra đất Đại rước Hằng về lên ngôi, tức là Hán Văn Đế. Khi làm vua rồi, mẹ là Bạc Hậu lại đau yếu trong suốt ba năm liền, Văn Đế, ngoài những buổi chầu, vẫn mặc đại phục của vị Vương đế và đứng hầu mẹ, biếng ăn bỏ ngũ, đêm thức canh chừng bệnh mẹ. Thường ngự y dâng thuốc lên, Văn Đế đở lấy rồi nếm trước sợ có thuốc độc.
Các quan trong triều cũng như ngoài dân chúng biết Văn Đế là người hiếu tử đều bắt chước theo. Nhờ đó, người trong nước đều giữ lòng hiếu thảo hòa mục và thiên hạ thái bình thạnh trị không khác gì ở thời Tam Đại thuở trước. (Tam Đại gồm có các đời vua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu).

Nguyên bản:
Nhân hiếu lâm thiên hạ,
Nguy nguy quân bách Vương,
Hán đình sự hiền mẫu,
Thang dược tất tiến thường.

Có nghĩa là:
Lấy đạo nhân hiếu dạy thiên hạ,
Công đức cao hơn trăm vua khác,
Phụng dưỡng mẹ nơi công đình nhà Hán,
Thuốc thang tự tay nếm trước.

Diễn Quốc Âm:
Kìa Văn Đế vua hiền Hán Đại,
Vâng ấn phong ngoài cõi phiên Vương,
Quên mình chức cả quyền sang,
Phụng thờ Bạc Hậu lẽ thường chẳng sai,
Đến khi nối ngôi trời trị nước,
Vẫn lòng này săn sắc như xưa.
Mẹ khi ngại gió kinh mưa.
Ba năm hầu hạ thường như một ngày.
Mắt chong bóng dám sai giấc ngủ.
Áo luôn mình dám sổ đai lưng.
Thuốc thang mắt xét tay nâng.
Có tường trong miệng mới dâng dưới màn.
Tiếng nhân hiếu đồn vang thiên hạ,
Thói thuần lương hóa cả lê nguyên,
Hai mươi năm lẽ kiền khôn.
Đã sau Tam Đại, hãy còn Thành, Khang.
Ấy hai vị đế Vương đời trước,
Chữ hiếu dành đá tạc vàng in,
Còn ra sĩ thứ, đấng hiền.
Đếm xem mấy kẻ tiếng truyền đến nay.
Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ