Chia Se logo
Phật học
Truyện thứ XIII



Lục Tích

Người đời Đông Hán, từ lúc mới lên 6 tuổi đã biết hiếu thảo. Một hôm Lục Tích theo cha sang quận Cửu Giang viếng Viên Thuật. Họ Viên làm việc thết đãi, Lục Tích thấy trong tiệc có quít ngon, bèn lấy hai trái bỏ vào túi áo dấu. Đến khi chào Viên Thuật ra về, Vô ý để quít lọt ra ngoài. Viên Thuật nói đùa: Sao lấy quýt giấu như thế?. Lục Tích đáp ngay: Mẹ tôi thích ăn quít lắm. Nhân tiện trong tiệc có quít ngon nên tôi giấu vài quả đem về biếu mẹ tôi. Viên Thuật khen Tích là người con chí hiếu.

Nguyên bản:
Hiếu để giai thiên tính,
Nhân gian lục tuế nhi,
Tụ trung hoài lục quất,
Dị mậu sự kham kỳ.

Có nghĩa là:
Lòng hiếu để là tính do trời phú,
Đứa trẻ lên sáu trên thế gian này,
Giấu quít vào trong tay áo,
Đem vè biếu mẹ cũng là điều lạ.

Diễn quốc âm:
Hán Lục Tích thươ còn sáu tuổi,
Quận Cửu Giang đến với họ Viên,
Trẻ thơ ai chẳng yêu khen,
Quít ngon đặt tiệc tiểu diên đãi cùng,
Cất hai quả vào trong tay áo,
Tiệc tan xong từ cáo lui chân,
Trước thềm khúm núp gởi thân,
Vô tình quả quít nẩy lăn ra ngoài,
Viên trông thấy cười cười hỏi hỏi,
Sao khách hiền mang thói trẻ thơ?
Thưa rằng: Mẹ vốn tính ưa,
Vật ngon dành lại để đưa mẹ thì.
Viên nghe nói trọng vì không xiết,
Bé con con mà biết hiếu thân,
Cho hay phú giữ thiên chân,
Sinh ra ai cũng sẵn phần thiện đoan.
Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ

Teya Salat