XtGem Forum catalog

Chia Se logo
Phật học
Đạo Phật Và Tuổi Trẻ
Giáo lý đạo Phật dạy diệt dục, cũng giáo lý đạo Phật dạy tăng trưởng dục. Nếu không nhận định kỹ, người ta thấy mâu thuẫn ở điểm này. Bốn món Như ý túc, trong ba muơi bảy Phẩm trợ đạo của Phật dạy mà Dục như ý túc là đứng đầu, kế mới Tinh tấn. Lại câu thường ngôn của Phật tử nói: "Tu hành vô dục, đạo quả nan thành." Thực vậy, có ham muốn người ta mới gắng sức chịu khó làm việc hay tu hành. Thế là, cái ham muốn phải có và đặt nó đứng đầu, khi bước chân vào đạo Phật. Ð?o Phật cấm cái dục ích kỷ, sai lầm và đau khổ, nhưng dạy tăng trưởng cái dục vị tha, sáng suốt và an lạc.

Cái dục hợp lý hữu ích ấy, thanh niên cần phải có và phải có thật to. Như ham muốn làm việc xã hội, giúp ích đồng bào... những cái ham muốn này càng to chừng nào thì danh nghĩa thanh niên càng xứng đáng chừng ấy và xã hội sẽ nhờ đó mà tươi đẹp, vui vẻ biết bao!

Lại ham muốn mở mang kiến thức, khai thông trí tuệ, thanh niên không thể thiếu được, mà phải có một cách thiết tha. Vì trí thức là cái cần có của con người, nên thanh niên phải gắng công khai thác nó. Nhờ có ham muốn mở mang trí thức, các cậu học sinh mới hăng hái học tập, mới nhẫn nhịn được những cơn quở phạt của giáo sư và mới đạt được bản nguyện. Nếu một học sinh học chỉ vì sự bắt buộc của cha mẹ, đến trường để tránh việc gia đình... thì học sinh ấy chỉ là những thằng bù nhìn không hơn không kém. Thế là thành công trên việc nhân nghĩa, đạt được trí tuệ cho mình đều do ham muốn làm độïng cơ.

Nếu là một thanh niên Phật tử, vấn đề ham muốn lại càng to gấp bội phần hơn. Bởi vì đã xưng mình là con Phật, là đã ám tàng mong muốn làm bậc siêu nhân. Do đó, Phật tử lúc nào cũng một lòng chăm chăm ham muốn ban vui cứu khổ cho mọi loài. Họ say sưa làm việc bố thí, say sưa lo cứu độ chúng sanh. Bởi lòng ham muốn thiết tha ấy, rất nhiều Phật tử coi mạng sống mình nhẹ hơn bông, xem nỗi đau khổ của người nặng hơn đá, họ đã hy sinh làm được những việc khó làm. Nếu đã xưng là Phật tử mà không phát tâm ham muốn ban vui cứu khổ cho người, thì kẻ ấy là cái bia khắc tên không.

Chẳng những chỉ ham muốn ban vui cứu khổ cho mọi loài, mà Phật tử cần phải thiết tha mong muốn được giác ngộ và giải thoát. Bởi sức mong muốn này quá mạnh, nên trên đường đạo, Phật tử tinh tấn không dừng. Họ cố gắng tu tập, bền chí gạn lọc từng cái bợn nhơ phiền não trong nội tâm. Như người gạn lọc từng mảnh quặng trong khối vàng. Nếu thiếu sự mong muốn, ai không thối lui trong khi gặp muôn vàn trở ngại trên đường đạo.

Phật đã đào luyện cho đệ tử cái mộng to vô kể, tức là cái mộng chuyển thế giới khổ đau thành Cực Lạc, xoay con người phàm tục trở nên Thánh hiền. Như vậy cái dục của Phật tử rất to, mà càng to lại càng quí, vì nó hướng đúng đường.

Tóm lại, đạo Phật chủ trương diệt dục, nhưng chỉ diệt cái đắm mê ngũ dục, chớ không phải diệt cái dục cứu thế độ đời, siêu phàm nhập thánh. Tuổi thanh niên là tuổi còn thiếu kinh nghiệm lại nhiều ham muốn, nếu không biết phương pháp tiết chế những cái ham muốn sai lầm, tăng trưởng những cái ham muốn phải hướng thì rất đáng thương hại thay! Ðem vấn đề diệt dục của đạo Phật áp dụng vào đời sống thanh niên không phải là một việc kém cần thiết. Có thế, thanh niên mới sống một đời sống cao siêu quảng đại, và xã hội mới mong có ngày vinh quang rực rỡ.

ĐẠO PHẬT VÀ TUỔI TRẺ  

Hòa thượng Thích Thanh Từ 

 

-15- 

Tuổi trẻ với vấn đề Hổ Thẹn 

Nói đến hổ thẹn, đa số thanh niên hiện thời cho đó là tánh của đám thiếu nữ thời "khuê môn bất xuất" còn lưu lại. Những cử chỉ e lệ, rụt rè, nhút nhát là biểu hiện của tính hổ thẹn. Vì thế với cái thời văn minh này phải thủ tiêu tính hổ thẹn ấy đi. Nhưng với Phật giáo, tính hổ thẹn lại được đề cao. Hổ thẹn là chiếc áo trang sức đẹp nhất của người tu. Hổ thẹn là động cơ tiến thủ trên đường hành thiện. Ðể giải quyết nghi vấn này, chúng ta thử xét lại coi tại sao?

Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ