Old school Easter eggs.

Chia Se logo
Phật học
Đạo Phật Và Tuổi Trẻ
Nói thế cũng đã dông dài rồi. Ðể kết thúc lại, ý nghĩa đi chùa là để gợi lại cho chúng ta thấy những gương sáng cao cả để mở rộng kiến thức, để gội rửa những bụi nhơ phiền não, để xoa dịu những vết thương đau. Sự đi chùa như vậy có gì là huyễn hoặc nhuộm mùi mê tín, không thích hợp với óc khoa học thực tế của thanh niên đâu? Theo tôi thiết nghĩ: Các bạn thanh niên phần nhiều tâm hồn sôi nổi bồng bột, thiếu đức bình tĩnh, thiếu chí kiên nhẫn, các bạn cần phải siêng đi chùa hơn hết mới phải. Vì khung cảnh tịch tịnh của nhà chùa sẽ giúp các bạn mát dịu phần nào nhiệt khí, thấy gương nhẫn nại hy sinh của Phật, các bạn sẽ tăng thêm phần kiên chí. Nghe được giáo lý của Phật sẽ giúp cho phần tư tưởng của các bạn được cao siêu. Như vậy sự đi chùa há vô bổ hay sao? 

ĐẠO PHẬT VÀ TUỔI TRẺ  

Hòa thượng Thích Thanh Từ 

 

-10- 

Tuổi trẻ với hạnh Nhẫn Nhục 

Em là một thiếu niên, quả tim chứa đầy máu nóng, mỗi khi bị ai nhục mạ máu trong người sôi lên, toàn thân nóng rực, rồi em muốn trả thù bằng cách nào cho đã cơn giận dữ. Hoặc khi suy nghĩ sắp làm một việc gì, lòng em nóng nảy bồng bột muốn làm trong chốc lát cho xong.  

Sự nóng nảy và nông nỗi ấy đã nhiều lần khiến em phải hối hận và đau khổ. Lắm lúc em cũng muốn bình tĩnh lại, nguội đi một chút, nhưng khi gặp việc rồi cũng chứng nào tật ấy. Vì muốn giúp em một phương tiện để tự chủ lấy mình, tôi xin giới thiệu em HẠNH NHẪN NHỤC do đức Thế Tôn đã dạy.

Nhẫn nhục không có nghĩa là ươn hèn khiếp nhược, khom lưng cúi đầu trước mọi hành động bạo tàn của người mà là kiên gan bền chí nhịn chịu mọi sự mạ nhục, sự khó khổ, sự khen ngợi cũng như sự thắng thế, để hoàn toàn làm chủ lấy mình, để sau rồi xây dựng lại họ.

Muốn nhịn chịu được sự nhục mạ, em nên nghĩ thế này: người mắng ta, vì tại ta làm quấy hay vô cớ tự họ đặt điều?

Nếu ta làm quấy nên họ mắng thì điều ấy rất đáng, còn gì mà phải giận trách. Ðã không giận trách là chớ, mà ta lại phải xin lỗi người là khác. Vì tại ta gây nhân nên họ mới trả quả. Người gây nhân mới là người đáng tội. Như hôm nào đó, em đứng trước sân, bỗng nhiên con Vện rượt con Mèo chạy ngang qua em. Mèo liệu chạy không kịp, đứng lại thủ thế. Vện vừa nhào tới, Mèo vớ cho một cái xể mặt. Trước cảnh đó, em nên trách Mèo hay trách Vện? Cũng thế, ta lầm lỗi bị người mạ nhục, thì nên tự trách, không nên oán giận người. Có thể mang ơn họ là khác, vì họ cho ta một bài học xứng đáng để nhớ mãi mà tránh.

Nếu ta không làm điều gì quấy, vô cớ tự họ bịa chuyện để mạ nhục ta, ta nên nghĩ: Người ấy không biết lẽ phải quấy, họ đã mất hết trí khôn, là một kẻ cuồng không khác, ta chỉ nên thương xót hơn là giận trách. Hơn thua với kẻ cuồng thì ta cũng cuồng nốt. Hơn nữa, nếu em thấy là phải mà bị họ mạ nhục, em cứ lặng im giữ cái phải của em. Nếu em mắng chửi lại họ, thì em cũng quấy như họ. Như có anh chàng mặc bộ đồ trắng muốt đi trên lộ, gặp bọn chăn trâu đang chơi bùn, mình mẩy lem luốc. Chúng ghét cái trắng sạch của anh, nên hốt bùn vãi anh. Lúc đó anh nên chạy, hay nên hốt bùn vãi lại chúng?

Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ