pacman, rainbows, and roller s
Chia Se logo
Phật học
Đứa con bạc bẽo
Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất ích kỷ, sống với vợ trong một tòa nhà rất to. Anh ta không muốn có con và luôn nói:
   - Trẻ con rất bẩn thỉu, ồn ào.
   Thế là cuộc sống của anh ta chỉ toàn ăn với chơi.
   Đôi khi, người nghèo khó cũng đến gõ cửa để xin tiền hoặc một mẩu bánh, nhưng anh ta thường đuổi họ đi mà chẳng cho gì bao giờ. Anh ta bảo họ:
   - Các người cứ phải làm việc đi! Tôi không có bổn phận nuôi các người đâu!
   Thế là hai người cứ sống như vậy, không bao giờ làm cái gì cho người khác. Một hôm, họ ngồi vào bàn, chuẩn bị ăn món gà quay mới ra lò. Con gà rất béo, da giòn tan, chung quanh là khoai tây rán vàng ươm! Họ ăn được một lúc thì nghe có tiếng gõ cửa. Người chồng ra mở. Thì ra là ông bố già của họ đến:
   - Chào con trai! Nhà có món gì thơm thế?
   Người chồng vội xông vào bếp dặn vợ:
   - Cất nhanh con gà đi! Nếu không lại chia cho bố đấy!
    Người vợ nghe theo và mang cho ông bố một miếng bánh mì khô khốc, rồi giải thích:
   - Vợ chồng con chỉ có thế thôi!
   Ông bố vừa đi ra, anh chồng khóa luôn cửa lại rồi kêu lên:
   - Ta ăn tiếp con gà đi!
   Nhưng thật ngạc nhiên, khi anh ta cúi xuống xem đĩa thì con gà đã biến mất. Trên đĩa bấy giờ là một con cóc gớm ghiếc. Con cóc liền nhảy lên bám chặt vào mặt anh ta. Hắn đã bị một sự trừng phạt đích đáng.

Lời bàn
   Trong xã hội, thời nào cũng vậy, cũng luôn có những hạng con cái bất hiếu với cha mẹ. Và khi con cái có những hành vi ngỗ nghịch, các bậc cha mẹ thường tự an ủi với quan niệm cha mẹ sinh con trời sinh tính. Thực ra, trời không sinh tính mà chính là biệt nghiệp của con cái và cộng nghiệp của gia đình. Duyên nghiệp quá khứ ràng buộc đưa đẩy để hiện đời làm quyến thuộc của nhau.  Đó là theo quan niệm nghiệp quả. Còn trong đời sống, tính nết của con cái có nhiều tính xấu là nhiều khi do ảnh hưởng của xã hội xung quanh và thiếu đi một phần nơi sự giáo dục về đạo đức một cách kỹ lưỡng, nên con cái rất dễ tiêm nhiễm cái xấu mà hư thân, bất hiếu với cha mẹ, ông bà.
Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ