XtGem Forum catalog
Chia Se logo
Phật học
Tôn Chỉ Hành Đạo - Quyển 6
LUẬN VỀ TAM-NGHIỆP



Sanh ra ở đời, con người dầu muốn dầu không, cũng phải chịu dưới sự chi phối của định-luật thiên-nhiên. Định-luật ấy gồm vào môt chữ ĐẠO, đạo của con người kêu bằng Đạo-Nhân và đó là con đường đi trúng thì sống, bước trật tất chết

Muốn làm tròn Nhân-Đạo, phải giữ vẹn tứ ân. Nhưng trước hết hãy tránh Tam-nghiệp và chừa Thập-ác, cũng như muốn làm giầu phải tránh đừng cho thiếu nợ.

Mỗi người đều có ba nghiệp chướng sau đây:

    Thân nghiệp: (tội lỗi do xác thân gây nên);
    Khẩu nghiệp: (tội lỗi do miệng lưỡi gây nên);
    Ý nghiệp: (tội lỗi do ý tưởng gây nên);

Ba nghiệp-chướng ấy khiến con người phạm mười điều ác kể ra dưới đây:

Thân nghiệp sanh ba điều ác:

   1. Sát-sanh
   2. Đạo-tặc
   3. Tà-dâm

Khẩu nghiệp sanh 4 điều ác:

   1. Lưỡng-thiệt.
   2. Ý-ngôn.
   3. Ác-khẩu
   4. Vọng-ngữ.

Ý nghiệp sanh 3 điều ác:

   1. Tham-lam
   2. Sân-nộ
   3. Mê-si

SÁT SANH:
Con người mới sanh ra ở đời đều có tánh hiền lành cả. Song đến lớn khôn vì phải chung chạ với thế-giới người hung tàn bạo-ngược, tánh nết ô-nhiễm những sự xấu xa hèn kém, trở nên độc-ác dữ dằn.

Loài người giết nhau vì tiền tiền bạc, vì sắc đẹp, vì lợi-danh, vì quyền-thế, vì thù hềm, vì háo thắng... nghĩa là họ giết nhau vì sự ích lợi của một người, của một nhóm người, của một đẳng cấp xã-hội, của một quốc-gia; họ muốn tiêu-diệt tất cả nhân-loại, không một ai có quyền sống sanh cùng họ cả.

Tại trào-nội, sự mà vua coi bầy tôi như cỏ rác, bầy tôi sánh vua như thể địch thù đã làm nguyên nhân cho biết bao cuộc tương-tàn tương-sát. Ngoài lê-thứ thì con giết mẹ cha, tớ hại chủ, trò giết thầy, chồng vợ giết nhau, đệ huynh xâu xé. Những cuộc tương-tàn rất thường xảy ra trong nhân-loại không ngoài các lý-do kể trên. Đó là người đối với người.

Người đối với thú cầm, sanh-vật còn tàn nhẫn gấp mấy nữa: họ giết thú vật vì miếng ăn, vì dị-đoan mê tín, vì sự vui thích. Đành rằng mình không thể dứt tuyệt giết các sanh vật (gà, vịt, heo..,) để nuôi thân sống, nhưng chẵng khá dựa vào lý vật dưỡng nhơn (thú vật sanh ra đặng nuôi con người) mà giết nó một cách quá đáng. Chỉ cần dùng nó vào đúng theo sự nhu-cầu cần thiết của các món thực-phẩm mình thôi và không nên hoang phí hy-sinh nó, nếu sự hy-sinh ấy không ích lợi cho mình lắm. Nhất là chẳng khá giết các thú vật trong khi tế lễ. Người ta tưởng rằng khi mình phạm tội với Thánh, Thần, Trời, Đất có thể sát hại sanh vật chúng tế cầu cho tội quả tiêu trừ. Sự tin tưởng ấy rat sai lầm huyền-hoặc, vì đứng vào bực hình cao cả như chư-vị Thánh Thần, có lý nào vì một tình riêng làm sai chạy lẽ công. Khi gặp tai nạn bất ngờ hay rủi ro đau ốm, con người không chịu thuốc thang, khấn vái Phật Trời cầu cho tai nạn qua khỏi, lại giết các thú vật tế Thấn cúng Thánh, kêu cốt, kêu đồng. Họ không chịu tìm nguyênn nhân các sự họa-hoạn, không chịu tìm hiễu rằng những tai biến xảy ra đều do căn tiền báo quả hậu và khônng chịu ăn-năn chừa lỗi, tạo-tác phước điền. Trong khi giết các thú vật đặng tế lễ, họ đã phạm thêm một tội ác lúc họ chưa đền bồi các tội ác trước được.

Chẳng những vậy thôi, họ còn giết các thú-vật vì sự vui thích của mình ; kẻ bắn chim đang bay trên trời, người chặt cá đang lội dưới nước. Họ bắt thú vật làm tấm bia cho họ nhắm trong những khi cao hứng quên hẳn rằng sinh vật cũng có linh hồn, cùng có thân xác, cũng biết tìm lẻ sống còn như nhân loại vậy.

Chuyển hướng
Phật học
Trang chủ